Wednesday, March 6, 2013

SURPRISE


Sự tình Cờ / Vừa rồi tôi được theo đoàn thiện nguyện Y Tế Hoa Kỳ sang Tarija một tỉnh của Bolivia ( một nước ở Nam Mỹ ;South America ) để giúp họ thiết lập phòng thí nghiệm và hướng dẩn cách thu mẫu cũng như phân tích máu. Bolivia là một quốc gia có diện tích khá rộng, hơn nước ta khoảng bốn lần, nhưng dân số chỉ độ khoảng 9 triệu mà thôi. Ngôn ngử chính là tiếng Tây Ban Nha ( Spanish ), Qua Chua, Aymara v.v...(tuỳ theo vùng ) và khoảng hơn 30 thứ tiếng khác nhau của người thiểu số Rất giàu tài nguyên, từng được gọi là chú " Lừa ngồi trên mỏ vàng "; ngoài các mỏ nổi tiếng nhu Thiếc ,Bạc v.v...Bolivia còn sở hửu mỏ khí (gas) tư nhiên có trử lượng rất lớn chỉ sau Venezuala . Nhưng Bolivia lại là một trong những quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ. Có thể đây là một phần do bởi tham nhủng một phần là do vai trò thực dân ở nước ngoài từ thời thực dân hoá chăng ? Sở dỉ có tên nước là Bolivia vì dân chúng nhớ ơn và tôn vinh nhà cách mạng tên Simon Bolivar Một người đã hy sinh tranh đấu giành lại độc lập cho nước này. Và tôi rất thích khẩu hiệu của họ: Morir Antes Que Esclavos Vivir , nghĩa là :Thà chết chớ không làm nô lệ !? Ra đón tiếp phái đoàn là một ban trẻ, thông dịch viên Y Khoa , anh tự giới thiệu tên là Juan Carlos, khá bảnh trai nói tiếng Mỹ luu loát ; đặc biệt anh có nụ cười rất co duyên. Anh cho biết là đã từng qua USA hoc ngành thông dịch và ở Mỹ khá lâu. Nhưng thưa các bạn , cái nay mới là ngạc nhiên!!! Anh nhìn , xin lổi tôi, và hỏi tôi gốc (ethnic ) là người nước nào. Tôi bảo tôi là người Việt Nam thì anh Ồ lên và cho biết là đã đi du lịch VN ! Rồi bắt đầu kể huyên thuyên là sau khi đọc sách về VN anh thích quá nên quyết định đi hai tháng trước khi về Bolivia làm thông dịch. Anh cho biết đã đi từ Nam chi Bắc : Vinh Hạ Long, Lào cai ,Cao bằng , Lạng sơn đủ hết và cho coi hình chụp bên VN với người Tày và Thái trắng. Anh khen nước VN đẹp , người VN thông minh , hiếu khách , đặc biệt các cô gái VN mặn mà và đang yêu vô cùng. Tôi hỏi anh có chấm được cô nào bên VN không; thì anh chỉ cười trừ. Về các món ăn của mình thì anh thích đủ thứ , từ chả cá , bún thịch nướng , bánh tôm ...tới phờ ,anh nói món ăn nào của VN cũng ngon. Từ đó chúng tôi thân nhau. Anh có mời tôi về nhà chơi cuối tuần , giới thiệu tôi với gia đình anh; họ rất thân mật và tử tế. Khi đi hoc lại ở Mỹ tôi có học chúc ít tiếng Tây ban Nha nên sư giao tiếp rất vui vì tiếng TBN cà khịa của tôi làm họ cười bò lăn bò càng ra.Thật là một kỷ niệm khó quên. Thành phố Tarija có thung lủng, núi ,đồi nên quang cảnh rất đẹp , kiến trúc ở đây đặc trưng cho cái gì đó rất là nghệ thuật, dân chúng hiền hòa dể mến, các cô gái thì vô cùng xinh xắn vì thế mà người Nam Mỹ đoạt Vương Miện hoa hậu quốc tế cũng không làm chúng ta ngạc nhiên. Điều nữa mà tôi thích là ngoài thổi sáo ,họ đàn guitar (Tây Ban Cầm) , thật là tuyệt diệu , dường như Trời sanh họ ra để chơi đàn thì phải !. Ngay cả những người đàn dạo trên phố để xin tiền cũng không chổ nào chê được! Vì thời gian có hạn , và vì Bolivia rất rộng lớn nên chúng tôi chỉ có thể đi luanh quanh thành phố chúng tôi ở thôi. Tối về khách sạn , nhớ Đạt em tôi, nhớ cô PhùSa ,không biết cô có làm bài thơ nào nữa để xé tim gan người ta hay không, nhớ không biết kỳ đai hội rồi ngoài Hà Nội của LảoquangThao ra sao ? Lảo có chụp nhiều hình không? nhớ cô TN hứa nếu tôi về thăm Huế sẽ cho ăn bánh khoái với trái vả ;và nhớ các bạn bloggers của mình quá mà không mở máy được vì không có WiFi . ( Tổ chức của chúng tôi là tổ chức bất vụ lợi do một nhóm gồm các Bác Sĩ và chuyên gia đứng ra thành lập. Ngân sách thì do các nhà hảo tâm tài trợ, còn chúng tôi chỉ góp sức mà thôi , nên tài chánh chỉ vừa đủ chi phí. Vả lại nơi chúng tôi làm việc khá xa trung tâm thành phố nên không có khách sạn lớn . Đành chịu vậy Trên đường trở về Mỹ sau khoang hai tuần lể khá bận rộn, tôi nhắm mắt cố giổ giấc ngủ bằng cách chìm mình trong tiếng đàn tuyệt diệu của Pirai Vaca , danh cầm của Bolivia trình bày . Bất chợt tôi tự mĩm cười sung sướng vì nghỉ mình đã làm , dù môt việc rất nhỏ ,không đáng chi , nhưng cũng góp một phần hửu ích cho nhân loại nói chung

No comments:

Post a Comment